Phụ nữ có thai bị viêm họng dùng thuốc thế nào?

Viêm họng là một bệnh rất thường gặp ở mọi đối tượng trong đó có phụ nữ mang thai. Biểu hiện viêm họng ở đối tượng này cũng giống như viêm họng thông thường, đó là sốt, ho, đau rát họng… Trong trường hợp phải dùng thuốc điều trị, phụ nữ mang thai cần tuân thủ triệt để theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Nếu là viêm họng do vi- rút: thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng…  Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm aspirin vì thuốc này dễ  gây quái thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đối với 3 tháng cuối của thai kỳ thuốc còn gây ra các rối loạn ở phổi, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung… Ngoài ra, thuốc còn có thể gây kéo dài thời gian mang thai và chậm chuyển dạ. 

Phụ nữ có thai bị viêm họng dùng thuốc thế nào? 1
Phụ nữ mang thai cần tuân thủ triệt để theo hướng dẫn của thầy thuốc
  Chỉ sử dụng thuốc ho khi ho làm ảnh hưởng tới thai phụ như ho nhiều, liên tục có thể ảnh hưởng đến thai như sảy thai…

Trường hợp viêm họng do vi khuẩn: Ngoài dùng thuốc hạ sốt cần phải dùng kháng sinh. Khi phải dùng thuốc này thầy thuốc phải lựa chọn nhóm thuốc nào an toàn nhất, ít gây hại nhất cho thai nhi. Nhóm kháng sinh hay dùng cho đối tượng này là bê-ta lactam (gồm các thuốc penicillin, ampicilin, amoxicillin, cephalosporin…). Các thuốc này có tác dụng tốt với các vi khuẩn hay gây bệnh viêm họng như tụ cầu, liên cầu, phế cầu… Hơn nữa thuốc an toàn cho phụ nữ có thai kể cả trong 3 tháng đầu. Đối với những người bệnh bị dị ứng với các thuốc trên có thể dùng nhóm kháng sinh macrolid (bao gồm các thuốc erythromycin, spirammycin, azithromycin… 

Ngoài việc sử dụng kháng sinh có thể dùng một số thuốc ngậm tại chỗ  như lysopain, mekothrocine, benzoncain, papain… Với các thuốc ngậm này có thể có thêm kháng sinh hoặc giảm đau trong thành phần. Kháng sinh có mặt trong thành phần của thuốc sát khuẩn họng dạng ngậm thường là bacitracine. Ngoài ra, trong thuốc còn có chất lysozyme có tác dụng chống viêm, giảm phù nề hoặc tinh dầu bạc hà…

Việc dùng thuốc cho đối tượng này phải hết sức thận trọng, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, để tránh thuốc làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, phụ nữ có thai không được tự điều trị viêm họng. Việc điều trị phải có sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng và sản khoa. 

BS. Nguyễn Bích Ngọc

Phát hiện thai sớm

Đa phần những phụ nữ đã từng làm mẹ cảm nhận sự mang thai tương đối dễ dàng, họ cảm thấy một chút nghi ngờ và có thể sử dụng que thử thai, đi khám. Nhưng cũng khá nhiều trường hợp nhất là ở nông thôn, vùng sâu, miền núi người phụ nữ đã mang thai mà không hề biết. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, người phụ nữ phải đi khám sớm ngay từ khi có những dấu hiệu nghi ngờ mang thai.

Sau đây là những dấu hiệu sớm nhất để nghĩ đến khả năng đã có thai

Đau ngực: Khi có thai ngực của phụ nữ thường căng hơn bình thường, cảm giác hơi đau là đặc trưng cơ bản. Bởi vì ngực là khu vực tập trung nhiều hormone nhạy cảm. Sau khi trứng được thụ tinh, hàm lượng progesteron và HCG (nội tiết tố thai nghén) trong cơ thể bạn thay đổi, khiến ngực trở nên căng và nặng nề hơn bình thường.

Phát hiện thai sớm 1
Khi có dấu hiệu nghi ngờ có thai cần đến cơ sở y tế để được khám để xác định chuẩn xác

Ra máu âm đạo: Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, mang thai thì không thể ra máu nhưng rất nhiều trường hợp có đến 25% thai phụ có dấu hiệu ra máu nhẹ trong thời kỳ đầu mang thai. Ra máu ít không giống như kỳ kinh nguyệt bình thường mà ra ít “còn gọi là máu báo” do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây nên. Nếu bạn thấy mình bỗng dưng ra máu nhẹ và rải rác, nên nghĩ đến việc có thể mang thai… tuy nhiên một số ít người không có trạng thái.

Mệt mỏi: Rất nhiều người phụ nữ có thai đều cảm thấy mệt mỏi. Trong hai tuần đầu tiên sau khi thụ thai, cơ thể bạn cần tạo nhiều máu hơn để đem dưỡng chất đến cho thai nhi. Cơ thể cũng thay đổi do mất cân bằng hormone khi mang thai. Những yếu tố trên khiến bạn lâm vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ…

Vú sậm màu: Sự thay đổi hormone khi mang thai cũng làm xáo trộn hoạt động của các loại tế bào biểu bì tạo hắc tố trên da. Kết quả, quầng vú bắt đầu sậm màu hơn.

 Buồn nôn: Một số thai phụ có xu hướng phải đối mặt với tình trạng buồn nôn gia tăng vào buối sáng trong khi một số phụ nữ khác thấy buồn nôn suốt cả ngày, nhất là khi chưa ăn gì.

Thèm ăn: Nếu bạn bỗng dưng thèm các đồ ăn chứa vị chua, ngọt thì có thể bạn đã mang thai. Tuy nhiên, nếu bị nôn nhiều thì một số thai phụ lại có cảm giác chán ăn hơn là thèm ăn. Sau khi cơ thể đã quen dần với quá trình mang thai, bạn sẽ thấy dễ chịu và ăn ngon miệng hơn.

Chậm kinh: Nhiều trường hợp phụ nữ không nhớ ngày chu kỳ kinh nguyệt, nhưng có thể căn cứ khoảng thời gian nhất định như chậm kinh trên 10 ngày ở một phụ nữ kinh nguyệt đều và đang có sinh hoạt tình dục phải nghĩ ngay đó có thể là một trong những dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên có những trường hợp có thai mà không nhận biết được chậm kinh như:  những trường hợp kinh thưa, phụ nữ đang cho con bú,…

Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ có thai cần đến cơ sở y tế để được khám để xác định chuẩn xác. Nếu có thai cần đăng ký khám theo dõi thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai.

Bác sĩ  Nguyễn Văn Tuấn

Món ăn cho bà bầu bị phù thũng

Phù thũng thường xuất hiện vào tháng thứ 3, thứ 4 và tháng thứ 6, thứ 7 của thai kỳ. Nếu từ tháng thứ 7, 8 trở đi chỉ phù thũng ở chân mà huyết áp và xét nghiệm nước tiểu bình thường thì đó là do chèn ép, khi gần sinh hoặc sau sinh sẽ tự khỏi, không cần dùng thuốc. Theo Đông y, khi có thai mà bị phù thũng nguyên nhân chủ yếu là do tỳ, thận hư và khí trệ. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thai phụ nên ăn uống các món sau để hỗ trợ việc chữa bệnh.

Cháo cá chép: cá chép 250-300g, gạo ngon 100g, gia vị. Cá chép mổ bụng bỏ ruột rửa sạch nấu canh. Lấy nước canh cá nấu với gạo đã vo sạch thành cháo, cho gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 bát lúc nóng. Công dụng: chữa phụ nữ mang thai phù thũng, bị động thai.

Cháo cá chép nấu với rễ cây gai:

cá chép 300g, rễ cây gai 30g (lá dùng làm bánh gai), gạo nếp 50g. Cá chép mổ bụng bỏ vây, mật, rửa sạch nấu canh. Cho 200ml nước vào rễ cây gai sắc còn 100ml, bỏ bã, lấy nước đổ chung vào canh cá rồi cho gạo đã vo sạch vào nồi, đun nhỏ lửa thành cháo, nêm gia vị vừa ăn. Ăn vào sáng và tối lúc cháo nóng. Ăn 1 đợt 4 - 5 ngày. Công dụng: chữa phụ nữ mang thai phù thũng, động thai, thai lậu chảy máu.

Món ăn cho bà bầu bị phù thũng 1 Vịt hầm hạt khiếm thảo bổ thận, khỏe tỳ lợi thủy, tốt cho phụ nữ có thai bị phù thũng do tỳ vị hư.

Cháo ngô, đậu cô ve và táo:ngô 50g, đậu cô ve 30g, táo to 30g. Tất cả rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo ăn mỗi ngày 1 lần. Công dụng: khỏe tỳ ích khí, chữa có thai phù thũng do tỳ hư.

Canh mạch nha với đậu đỏ hạt nhỏ:

mạch nha 250g, đậu đỏ hạt nhỏ 50g. Hai thứ rửa sạch cho vào nồi, nước vừa đủ nấu đến khi đậu nhừ. Ăn ngày 2 lần. Công dụng: ích khí lợi thủy, trị có thai phù thũng do dương hư.

Canh cá chép nấu bí đao: 1 con cá chép 500g làm sạch, bỏ ruột, mang; bí đao 300g; hành trắng 10 củ. Cho các vị vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín, cho dầu, thực vật, gia vị vừa ăn, chia 2 lần trong ngày, ăn thịt uống nước canh, cách 1 ngày ăn 1 lần. Công dụng: khỏe tỳ lợi thủy trừ thấp bổ dưỡng, trị mang thai phù thũng do tỳ thận dương hư.

Dạ dày lợn nấu tỏi:

dạ dày lợn 1 cái rửa sạch, tỏi to 30g giã nát, xa tiền tử (hạt mã đề) 30g. Cho tỏi và hạt mã đề vào dạ dày lợn, đổ nước vừa đủ hầm trong 1 giờ, cho gia vị, Ăn thịt, uống nước. Công dụng: bổ khí huyết, ôn tỳ vị, lợi thủy, trị có thai phù thũng do tỳ dương hư.

Vịt hầm tỏi: vịt trắng 1 con làm sạch lông bỏ hết nội tạng, tỏi 100g cho vào bụng vịt, đổ nước vừa đủ hầm chín. Chia ăn nhiều lần. Công dụng: bổ thận khỏe tỳ lợi thủy, tiêu phù thũng do tỳ thận hư.

Vịt già hầm hạt khiếm thảo:

hạt khiếm thảo 120g, vịt già 1 con làm sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm cách thủy trong 2 giờ, cho gia vị vừa ăn. Ăn thịt, uống nước, cách 2-3 ngày ăn 1 lần. Công dụng: bổ thận khỏe tỳ lợi thủy, trị phù thũng do tỳ vị hư.

Lương y Minh Chánh

 

Bạn quan tâm

Có thể bạn quan tâm

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO nặng do cao huyết áp, anh Sơn đã lấy lại sức khỏe nhờ cách không thể đơn giản hơn!Nhờ biết cách này tôi đã hết SỎI MẬT mà không cần vào viện lần nữaTÓC BẠC 10 năm trở thành tóc đen, giải quyết vấn đề tận gốc40 tuổi bị THẬN HƯ khuyên người trẻ ít làm điều này tránh hối hận khi về già

Loading...

Bình luận

Bình luận của bạn về bài viết Món ăn cho bà bầu bị phù thũng

tin khác

Một số bài thuốc trị lao xương khớp

Ăn cho dáng đẹp

nội soi,răng sứ,răng giả

Hi hữu 4 chiếc răng sứ "chui" vào phế quản cụ ông 90 tuổi khi đang lắp răng

dị ứng sữa,tuyệt chiêu,uống sữa,tiêu chảy do sữa

Mách bạn 7 tuyệt chiêu ngừa tiêu chảy do dị ứng sữa

Ăn trứng vào buổi sáng tốt cho sức khỏe toàn diệnTrung Thu: thời tiết thuận lợi cho việc ngắm TrăngChăm sóc cơ thể lúc mới dậy thì6 bài rượu xoa bóp chữa đau mỏi gân xươngNhững lưu ý khi bổ sung vitamin

Nộm bưởi cho ngày bớt hanh haoBí quyết giúp gia tăng hương vị tình yêu“Tinh binh” có tốt như chị em đồn đoán?Thoát khỏi nỗi lo chi phí khi sinh con"Chúng tôi sẽ cung cấp cho Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực nhiều thuốc điều trị bệnh với giá hợp lý"

Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com

.head_tanga{color:#fff;padding:0} .head_tanga a{color:#fff;font-family:`robotoB`;font-size:13px} .border_tanga{border:none} .border_tanga .list_news_300 li{padding:3px 0} .border_tanga .list_news_300 li.first{padding-bottom:5px;margin-bottom:5px;font-size:12px;} .border_tanga .list_news_300 li.first .thumb120x90{float: left; width: 100px; height: 60px; margin-right: 10px;} .border_tanga .list_news_300 li.first .thumb120x90 img{object-fit:cover;height:100%;width:100%} .border_tanga .list_news_300 li.first .title_list_news_300{margin-bottom:5px;display:block;margin-top:0;color:#6db2dd;font-family:`roboto`} .border_tanga .list_news_300 li.first:after{display:table;clear:both;content:``} .border_tanga .list_news_300 li:last-child{margin-bottom:0;padding-bottom:0;} .bottom_partner{display:flex;align-items:center;justify-content:flex-end;padding:0;color:#999;font-style:italic;border-top:1px solid #ccc;background:#f2f2f2} .bottom_partner img{margin-left:7px}

7 cách thoát khỏi chóng mặt nhờ giảm stressChữa chóng mặt nhờ phương pháp massage kiểu ẤnĐừng chủ quan với cơn chóng mặt

Sản phụ khoa

Phụ nữ có thai bị viêm họng dùng thuốc thế nào?

7 thực phẩm bà bầu nên tránh xa

Cần làm gì khi muốn mang thai?

Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh

Bí quyết giữ sức khỏe sau sinh

Tra cứu sức khỏe

Sức khỏe người lớn

Sức khỏe trẻ em

Sơ cứu

Sức khoẻ tâm thần

Ẩm thực và dinh dưỡng

Sức khỏe và môi trường

Các biện pháp tránh thai

Sức khoẻ sinh sản và tình dục

Các thuật ngữ

Tìm hiểu cơ thể người

Dược

Thẩm mỹ

Trang phục

Rèn luyện

Ngôi nhà an toàn

Giải thích các xét nghiệm

Khám sức khỏe

Dinh dưỡng phòng chống ung thư

.head_unang{background:#1a5493;color:#fff;} .head_unang a{color:#fff;font-family:`robotoB`;font-size:13px} .border_unang{border:1px solid #458a37} .border_unang .list_news_300 li{padding:3px 0} .border_unang .list_news_300 li.first{padding-bottom:5px;margin-bottom:5px;font-size:12px;} .border_unang .list_news_300 li.first .thumb120x90{float: left; width: 110px; height: 80px; margin-right: 10px;} .border_unang .list_news_300 li.first .thumb120x90 img{object-fit:cover;height:100%} .border_unang .list_news_300 li.first .title_list_news_300{margin-bottom:5px;display:block;margin-top:0} .border_unang .list_news_300 li.first:after{display:table;clear:both;content:``} .border_unang .list_news_300 li:last-child{margin-bottom:0;padding-bottom:0;}

CẨM NANG BẢO VỆ SỨC KHỎE

6 sai lầm thường gặp của mẹ Việt khi tắm cho trẻ sơ sinh Bất cứ một sơ sẩy nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến bé trong những ngày đầu đời. Thế nhưng có không ít mẹ Việt đang “hàng ngày” mắc phải những sai lầm thường gặp khi tắm cho con, gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ... “Chặn đứng” bệnh tim mạch ngay từ bây giờ bằng các xét nghiệm cơ bản Mách mẹ 6 cách sinh thường không đau

Đo chỉ số BMI

Tin thể thaokết quả bóng đá

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Trần Danh Cường,Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương,Bổ nhiệm PGS.TS Trần Danh Cường,Bộ Y tế,Bộ trưởng Bộ Y tế,Vũ Bá QuyếtBộ Y tế bổ nhiệm PGS.TS Trần Danh Cường giữ chức Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TWSKĐS - Theo quyết định của Bộ Y tế, PGS.TS Trần Danh Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện từ ngày 1/10/2018Phụ huynh bức xúc con tử vong, BV Chợ Rẫy khẳng định không điều trị saiChuyên gia bày cách hết ngứa ngáy do bệnh viêm da cơ địaNhững bộ lạc sở hữu khả năng kỳ lạ về sức khỏeNhững “tiết lộ” bất ngờ về tuyến tụy trong cơ thể con người

TRANG CHỦTIN THEO NGÀYTIN 24H QUA

Đặt SKĐS làm trang chủRSS

Văn hóaVui cườiẢnh m nhạcĐiện ảnhMỹ thuậtSân khấuSự hy sinh thầm lặngThể thaoVăn họcVượt qua bệnh tậtY học 360Bác sĩ trả lờiBệnh chuyên khoaBệnh người cao tuổiBệnh thường gặpMở rộng tầm nhìnTin y dượcBệnh mạn tínhCa bệnh đặc biệtThời sựBạn đọcThời luận - Lai raiChính trịKinh tế - xã hộiPháp luậtPhóng sựVăn bản - chính sáchY tếCác mẹ cần biếtDạy trẻPhòng bệnhSản phụ khoaThầy thuốc tư vấnCảnh giác thuốcDùng thuốc nên biếtViên thuốc tự sựSức khỏe cho mọi ngườiY học cổ truyềnBài thuốc dân gianCây thuốc quanh taGiới tínhBệnh lây truyền Món ăn – Bài thuốcNam họcPhòng theTâm sựKhỏe đẹp ++Mỹ phẩmThẩm mỹThời trangQuốc tếẢnhBình luậnTin tứcThế giới đó đâyPhòng mạch OnlineNhịp cầu nhân áiDinh dưỡngGóc chuyên giaHiến - ghép tạngCamera bệnh việnVideoTin thể thaokết quả bóng đá

Tổng biên tập: TTND.BS.Trần Sĩ Tuấn

Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế

Giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông - số 90/GP-BTTTT ngày 23/02/2016

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Địa chỉ: 138A Giảng Võ - Hà Nội

Điện thoại: (024) 3 846 1042 - Fax: (024) 3 844 3144

Số tài khoản: 116000000 237; Tài khoản USD: 118000202194

Ngân hàng TMCP Công Thương VN - Chi nhánh Ba Đình

MST: 0100108631

Cơ quan đại diện phía Nam: 213 Điện Biên Phủ, Q.3. TP.HCM – ĐT: (028) 3 822 9942

Fax: (84.28) 3 823 7593 - Email:skds@saigonnet.vn

Liên hệ nội dungbandientuskds@gmail.com

Đường dây nóng tiếp nhận các thông tin tố cáo tiêu cực: 0901727659

Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com

Liên hệ Quảng Cáo báo điện tửIMPACT MEDIA

Hotline: 0933 133 163

Skype:HongThuy.Tiffany - Email:QuangCao.SucKhoeDoiSong@gmail.com

Địa chỉ: Phòng 2515, tầng 25, Tòa nhà Euro Window, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Liên hệ Quảng Cáo trên báo giấy 111B Núi Trúc- Ba Đình- Hà Nội.

Fax: 024.37365634 - Hotline: 0913321467 - Email:quangcaosk@gmail.com

Báo giá quảng cáo báo giấy:Click vào đây để download báo giá

Liên hệ đặt báo giấy Sức khỏe & Đời sống 090 4969511

.stickyleft{width:120px; height:300px; position:fixed; top:5%;}

.stickyright{width:120px; height:300px; position:fixed; top:5%;}

Những nguy cơ khi mang đa thai

Nhiều phụ nữ mang đa thai có thể chưa biết mình đang thuộc diện thai nghén có nguy cơ cao, cho nên có hiểu biết về những nguy cơ tiềm ẩn, các biến chứng cũng như triệu chứng và các lựa chọn điều trị sẽ giúp phụ nữ đối phó tốt hơn với hoàn cảnh thai nghén của mình. Một số nguy cơ tiềm ẩn gây lo ngại cho thai trong khi một số khác lại đe dọa sức khỏe người mẹ.

Chuyển dạ sớm và sinh non

Có lẽ nguy cơ lớn nhất đi kèm với đa thai là chuyển dạ sớm, dẫn đến hậu quả là sinh non. Những phụ nữ mang đa thai có tỷ lệ chuyển dạ sớm cao gấp đôi so với những bà mẹ mang một thai. Nhiều trường hợp thai đôi, thai ba dễ tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và dễ xảy ra các biến chứng nhưng gần như tất cả các trường hợp thai bốn trở lên đều sinh non. Ảnh hưởng của sinh non đến trẻ sơ sinh rất đa dạng, nhưng may mắn là những tiến bộ về công nghệ y học đã có thể hỗ trợ trẻ sinh non vượt qua những yếu kém ngay từ những ngày đầu trong cuộc sống. 

Ngoài sự căng thẳng về thể chất và cảm xúc vì phải mang thai đôi, thai ba... còn tăng nguy cơ bị các biến chứng thường gặp của thai nghén và có thể gặp những triệu chứng nghiêm trọng hơn do mang đa thai.

Những nguy cơ khi mang đa thai 1 Hình ảnh thai đôi trong tử cungNhững nguy cơ khi mang đa thai 2Hình ảnh đa thai qua siêu âm  

Hội chứng thai đôi truyền máu cho nhau

Do có bất thường ở những mạch máu trong bánh nhau dẫn đến sự cung cấp máu không đều cho mỗi thai. Trạng thái này gây nguy hiểm cho cả 2 thai nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Ngoài ra, còn có thể do: Trong tiến trình phát triển của thai nghén, dây rốn của 2 thai xoắn vào nhau và gây chèn ép, làm giảm lưu lượng máu mang ôxy và chất dinh dưỡng đến một thai khiến thai không thể phát triển bình thường như thai kia; Phần bánh nhau dành cho mỗi thai to nhỏ khác nhau cho nên mỗi thai nhận máu không đồng đều.

Bất thường về nhận máu không đều ở 2 thai chỉ gặp ở những thai đôi phát triển từ một trứng và chung một bánh nhau, chung một buồng ối. Thông thường, người mẹ cần được theo dõi sát và có khi cần nhập viện.

Đái tháo đường khi mang thai

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường phát triển khi mang thai ở những phụ nữ đa thai tăng gấp đôi, có lẽ do tăng hormon vì có hơn một thai và điều này đã ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể đối với tiến trình xử lý insulin. Nhiều khi bệnh được kiểm soát bằng chế độ ăn nhưng đôi khi cần phải dùng insulin. Bệnh không tạo ra nguy cơ cho trẻ sơ sinh.

Bất thường ở bánh nhau

Dù là có một bánh nhau, hai bánh nhau hay bánh nhau chung thì người mang đa thai cũng có nguy cơ lớn hơn bị biến chứng nhau tiền đạo hay nhau bong non. Những  sự cố xảy ra với bánh nhau có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, gồm cả chảy máu trong khi có thai hoặc sau khi đẻ. Theo dõi sát có thể phát hiện sớm để không xảy ra tai biến.

Sự cố cho tim

Một nghiên cứu gần đây ở Canada đã đưa ra những thông tin nghiêm túc về mối nguy hiểm của đa thai. Phụ nữ mang thai đôi hay thai ba dễ bị suy tim hơn. Nguy cơ bị nhồi náu cơ tim khi mang đa thai có thể gấp gần 4 lần. Nguyên nhân có thể do tăng gánh nặng sinh lý, thêm một thai là làm tăng cung lượng tim của người mẹ. 

Tiền sản giật và tăng huyết áp do thai nghén

Huyết áp là vấn đề gây phiền muộn với nhiều bà mẹ mang đa thai. Tăng huyết áp khi mang thai khi trị số huyết áp đo được lớn hơn 140/90mmHg, vì vậy huyết áp cần được kiểm tra thường xuyên mỗi khi phụ nữ có thai. Cách chữa trị là nghỉ, nằm giường và đôi khi cần dùng thuốc. Trường hợp nặng cần cho đẻ sớm. Tăng huyết áp là một phần của tiền sản giật và thường kèm với nồng độ protein cao trong nước tiểu. Cứ 3 phụ nữ đa thai thì có 1 người  bị tiền sản giật, do đó cần được theo dõi sát vì dễ bị biến chứng nặng như suy thận, co giật hay đột quỵ. Tiền sản giật liên quan trực tiếp đến thai nghén, sau khi đẻ thì tiền sản giật sẽ hết và thường không có hệ quả kéo dài.  

BS. Đào Xuân Dũng

 

Biến chứng sau phẫu thuật cắt tử cung

Hỏi: Xin cho biết biến chứng của phẫu thuật cắt tử cung? Tại sao sau khi cắt bỏ tử cung rồi mà vẫn phải làm xét nghiệm Pap smear? Ngoài cắt bỏ tử cung do u xơ tử cung thì có những lý do nào nữa không?

(Nguyễn Thị Tám - Ninh Thuận)

Trả lời: Biến chứng của phẫu thuật cắt tử cung bao gồm rất nhiều chuyện, thường gặp nhất là nhiễm trùng, đau, chảy máu ở vùng phẫu thuật.

Cắt tử cung qua đường bụng có nguy cơ nhiễm trùng và đau ở hậu phẫu cao hơn cắt qua ngả âm đạo. Bất cứ người phụ nữ nào có xét nghiệm phết cổ tử cung (Pap smear) bất thường đều được khuyến cáo làm xét nghiệm này định kỳ suốt cuộc đời còn lại. Khi bệnh nhân cắt bỏ cổ tử cung thì xét nghiệm này gọi là smear của âm đạo (Pap smear lấy mẫu thử từ cổ tử cung). Những phụ nữ cắt tử cung còn chừa lại cổ tử cung thì phải làm xét nghiệm Pap smear như khuyến cáo ở những người không phẫu thuật. Những người không cần làm xét nghiệm này khi cắt tử cung và cả âm đạo hoặc cắt tử cung đường bụng không do nguyên nhân ung thư (u xơ tử cung). Lý do thường thấy nhất cho việc cắt bỏ tử cung là do u xơ tử cung. Những nguyên do kế tiếp là chảy máu tử cung bất thường, lạc nội mạc tử cung, sa tử cung. Chỉ khoảng 10% cắt bỏ tử cung từ nguyên nhân ung thư.

Ở đây khi nói cắt bỏ tử cung, người ta thường nghĩ đến những nguyên nhân không do ung thư, không phải cấp cứu và nó có nhiều cơ may sống sót hơn cho người phụ nữ. U xơ tử cung là một u lành tính mà cho đến nay nguyên nhân chính xác cũng chưa được biết. Nói u xơ lành tính bởi ý nghĩa là nó không gây ra cũng như chuyển thành ung thư. U xơ tử cung sẽ gây ra nhiều vấn đề: chảy máu bất thường mà đôi khi cắt bỏ tử cung được chỉ định. Tình trạng sa tử cung do mất sự nâng đỡ của cơ và mô vùng chậu cũng đưa đến cắt tử cung vì tình trạng này gây ra tiểu không kiểm soát, giảm khả năng tình dục. Sự rỉ nước tiểu sẽ gây ra khi ho, cười hoặc hắt hơi.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

Chăm sóc vết mổ sinh

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của ngành gây mê hồi sức trong công tác điều trị và chăm sóc, việc sinh mổ diễn ra khá an toàn và đỡ đau hơn sinh thường. Dù vậy, sinh thường đã phải giữ gìn rất kỹ, sinh mổ càng phải cẩn thận hơn, đặc biệt là việc chăm sóc vết mổ sau sinh.

Những gợi ý về việc chăm sóc vết mổ sinh dưới đây hy vọng sẽ giúp các bà mẹ có đầy đủ kiến thức trong hành trang sinh mổ đón con yêu chào đời.

Chăm sóc vết mổ sinh 1

Tâm lý trước khi sinh mổ

Các bà mẹ đừng nghĩ rằng sinh mổ là an toàn tuyệt đối nhé. Sinh mổ cũng sẽ gây áp lực rất lớn đấy vì cứ thử nghĩ xem, chỉ cần một vết thương nhỏ ở ngón tay thôi đã thấy đau rồi, huống chi đây là cả một vết rạch lớn ở phần bụng. Vì vậy, các bà mẹ hãy chuẩn bị tâm lý thật bình tĩnh. Và cũng cần biết rằng, sinh mổ cũng không khác gì sinh thường, sau sinh chị em sẽ thấy xuất hiện sản dịch, đau do co hồi tử cung, chảy máu, đau đớn và mệt mỏi.

Cảm nhận sau khi sinh mổ

Trong thời gian vết mổ được phục hồi, các bà mẹ cần chú ý đến các hoạt động như cúi xuống hoặc đứng lên ngồi xuống. Hầu hết các mẹ đều sẽ bị ngứa ghê gớm trong thời gian vết mổ liền da. Ngoài ra, tình trạng táo bón ở bà mẹ cũng khiến vết mổ thêm đau nhức. Hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với những vấn đề trên nhé.

Tuần lễ đầu sau sinh mổ

Chăm sóc vết mổ

Sau khi sinh mổ, bà mẹ cần được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc với các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung và chăm sóc vết mổ để được an toàn tuyệt đối. Các bà mẹ hãy yên tâm vì những loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa non nên hãy tranh thủ cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt nhé. Trong trường hợp cảm thấy vết mổ quá đau, hãy nói với bác sĩ để được sử dụng những loại thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ.

Vấn đề ăn uống trong tuần lễ đầu

Ngày đầu sau sinh mổ, bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo thịt loãng cho đến khi bạn đánh hơi được mới bắt đầu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa và các loại thức ăn nhanh: phở, hủ tiếu, nui... Sang ngày thứ 2 trở đi, bà mẹ ăn uống bình thường, chú ý ăn nhiều đạm và các thực phẩm có nhiều canxi. Đồng thời uống nhiều nước để có sữa cho bé bú.

Vấn đề đi lại và nghỉ ngơi

Sau sinh, bà mẹ nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi. Nên nằm nghiêng sang một bên để tránh bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn các bà mẹ nên ngồi dậy và tập đi để thông huyết, tránh tình trạng bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch.

Tuần lễ thứ 2 trở đi sau sinh mổ

Chăm sóc vết mổ

Lúc này các bà mẹ đã được cắt chỉ (trong trường hợp may da bằng chỉ không tiêu). Nhưng hiện nay hầu hết may da bằng chỉ tiêu, bác sĩ thường may kiểu thẩm mỹ kiểu luồn chỉ dưới da nên không phải cắt chỉ, hoặc dán keo sinh học nên cũng không cần cắt chỉ. Hãy làm theo những hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết mổ được an toàn. Thời gian này, các bà mẹ tắm bình thường, tắm bằng nước ấm, không nên tắm nước lạnh và ngâm mình trong bồn tắm. Chú ý vết mổ để hở không cần băng kín và luôn luôn khô thoáng giúp cho mau liền sẹo.

Hiện tượng liền sẹo vết mổ

Liền sẹo vết mổ là một quá trình phức tạp, sự lành sẹo da trải qua 4 giai đoạn chồng lấp nhau: giai đoạn xuất huyết và phản ứng viêm, giai đoạn biểu mô hóa, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo.

Các yếu tố ảnh hưởng lên sự liền sẹo vết mổ

Nhiễm trùng tại chỗ hay nhiễm trùng toàn thân là một trở ngại cho sự lành vết mổ. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp vết mổ mau lành và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hồi phục của vết mổ.

Vai trò vitamin và các yếu tố vi lượng trong sự lành vết mổ sinh

Trong suốt quá trình làm lành vết mổ, các loại vitamin B, C, A, K.  Tham gia trong quá trình tổng sản sinh collagen và đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Riêng vitamin K, tham gia vào cơ chế cầm máu ở giai đoạn đầu của vết mổ. Ngoài ra các yếu tố vi lượng như: canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong quá trình lành vết mổ.

Các thành phần chính khâu lành vết mổ

Protein: đây là nguyên liệu chính để tạo tế bào mới, thành phần của mô hạt và các thành phần khác có liên quan đến sự lành vết thương như collagen, fibronectin. Mỗi ngày, cần ăn khoảng 200g các thức ăn cung cấp protein như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu. Các chất có liên quan đến việc tạo máu (sắt, acid folic, vitamin B12, chất đạm): máu là phương tiện mang những nguyên liệu cần thiết như protein, oxy đến và đem chất thải ra khỏi khu vực vết mổ.

Một số lưu ý ở giai đoạn lành vết mổ

Tránh hút thuốc lá hay người nhà hút thuốc làm cho các bà mẹ hút thụ động vì đây là nguyên nhân gây co các mạch máu ở ngoại vi, làm giảm sự tưới máu đến vết mổ, giảm lượng ôxy đến mô. Ở những bà mẹ bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bệnh lý suy gan, suy thận, các vết mổ rất khó lành. Cần tham khảo ý kiến chuyên viên dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, giúp ổn định cơ thể để vết mổ mau lành, đồng thời không ảnh hưởng xấu đến bệnh lý đang có.

Chăm sóc vết mổ trên những bà mẹ có cơ địa sẹo lồi

Sẹo lồi là những vết sẹo lồi lên khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng phải có thể gây đau, có khi gây ngứa, tồn tại mãi với thời gian. Sẹo lồi tạo nên do sự phát triển quá mức, dày đặc chất collagen ở lớp bì và dưới da trong quá trình hồi phục vết mổ. Sẹo lồi thường không tự giảm mà lại có khuynh hướng phát triển trở lại sau khi bị cắt đi. Sẹo lồi, thường do cơ địa sẹo lồi hoặc do ảnh hưởng di truyền.

Chăm sóc vết mổ trên cơ địa sẹo lồi hết sức kỹ lưỡng, tránh nhiễm trùng, tránh là căng da quá mức. Thay băng hàng ngày với nước rửa dung dịch Betadin, ngày thứ 3 trở đi có thể để hở da, không cần thay bắng.  

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

Chăm sóc vết mổ sinh 2LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC

Lưu ý: theo kinh nghiệm của ông cha ta thì ăn rau muống cũng rất dễ để lại sẹo lồi. Rau muống là một loại thực phẩm rất tốt để tái tạo tế bào mới và tăng sinh tế bào gây lồi.

Hải sản: loại thức ăn dễ gây dị ứng ở nhiều người. Còn với những người có vết mổ, ăn hải sản dễ gây ngứa ngáy, khó chịu.

Nếp là loại gạo có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ. Còn thịt gà là loại thực phẩm khiến cho vết mổ lâu lành.

Bệnh mụn rộp sinh dục và thai nghén

Nhiễm virut mụn rộp có thể xảy ra ở nhiều thời điểm mang thai, khi cơ thể người mẹ lần đầu tiên phơi nhiễm với virut gây bệnh mụn rộp và virut xâm nhập máu mẹ và có thể đi đến thai nhi - khi đẻ, do virut có trong dịch tiết của âm đạo và lây truyền cho thai nhi đi qua đường sinh dục. Sau khi sinh, có khi chỉ đơn giản do người hôn trẻ bị chốc mép (mụn rộp ở môi).

Lây nhiễm virut mụn rộp khi mang thai và khi đẻ: Những nguy cơ lây nhiễm cho thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời điểm người mẹ bị nhiễm virut lần đầu - tần suất các đợt bùng phát, người phụ nữ mang thai có biết mình đã nhiễm virut mụn rộp hay không vì không thấy có biểu hiện gì.

Nếu người phụ nữ tiếp xúc lần đầu với virut mụn rộp từ trước khi có thai:

Trong trường hợp này, nguy cơ thai bị nhiễm virut thực sự đáng ngại. Có thể hạn chế được nguy cơ nếu thầy thuốc sản khoa biết rõ tiền sử bệnh của cha mẹ để có các biện pháp phòng ngừa và điều trị cần thiết ngay từ khi có thai và khi chuyển dạ. Cũng có khi cần chỉ định mổ lấy thai.

Bệnh mụn rộp sinh dục và thai nghén 1 Tư vấn cho thai phụ để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh mụn rộp.
Nếu người phụ nữ tiếp xúc lần đầu với virut mụn rộp trong thời gian mang thai: Dù rất hiếm nhưng trong trường hợp này thì nguy cơ lây nhiễm cho con khi chuyển dạ rất lớn và có thể nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Cần nhận biết đợt bùng phát đầu tiên khi đang mang thai để báo cho thầy thuốc biết. Thực hành mọi biện pháp thận trọng khi đẻ và trẻ sơ sinh có thể phải được điều trị ngay từ khi đẻ ra.

Nếu không bao giờ có đợt bùng phát mụn rộp:

Cũng chưa thể loại trừ nguy cơ vì một số người tuy đã bị nhiễm virut mụn rộp nhưng không bao giờ bộc lộ triệu chứng. Vẫn có những đợt virut phát tán nhưng không có dấu hiệu nào; dù không có triệu chứng nhưng nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con vẫn có thể xảy ra. Trẻ sơ sinh có tổn thương của bệnh mụn rộp có nghĩa là mẹ đã bị mụn rộp sinh dục. Chẩn đoán trẻ sơ sinh bị bệnh mụn rộp được tiến hành rất nhanh và trẻ cần được điều trị ngay.

Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm khi đang mang thai?

Nếu như đã có những đợt bùng phát bệnh mụn rộp ở vợ và chồng: Cần để ý và báo cho thầy thuốc mọi hiện tượng đau dù ít ở cơ quan sinh dục (ngứa, cảm giác bỏng rát, nhoi nhói như kim châm, hay chỉ thấy khó chịu nhưng dễ tái diễn). Ngừng quan hệ tình dục trong thời gian có bùng phát, nhất là theo đường miệng nếu một trong hai bạn tình có nốt ngứa nghi ngờ. Ngay cả khi sờ vào nốt ngứa cũng có thể làm lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể.

Nên bảo vệ cho bản thân và bạn tình bằng cách mang bao cao su ngay cả khi không có đợt bùng phát.

Nếu không bao giờ có đợt bùng phát ở cặp vợ chồng:

Nên nhớ rằng luôn có nguy cơ mặc dù một trong hai người không bao giờ có biểu hiện bị mụn rộp sinh dục. Khi không có tiền sử và hoặc không có dấu hiệu mụn rộp sinh dục cũng chưa thể yên tâm vì ngày nay chưa có các phương tiện phát hiện bệnh có hiệu quả. Cách phòng ngừa duy nhất để ngăn chặn sự lây nhiễm virut có thể xảy ra là dùng bao cao su khi quan hệ tình dục trong 2 tháng cuối của thai nghén.

Bệnh mụn rộp sinh dục và thai nghén 2 Mụn rộp, ngay cả khi sờ vào nốt ngứa cũng có thể làm lây nhiễm sang các bộ phận khác.
Cách nhận biết đợt bùng phát bệnh mụn rộp? Dù thai nghén ở giai đoạn nào mà thấy ngứa, bỏng rát, cảm giác nhoi nhói như kim châm ở vùng âm hộ và âm đạo cũng cần đi khám bác sĩ. Vùng nhiễm khuẩn có màu đỏ, sau đó xuất hiện các mụn nước nhỏ tụ thành đám. Chính những mụn nước này chứa đầy virut khi vỡ ra sẽ tạo nên tổn thương hở, đôi khi rất đau. Sau khoảng 10 ngày mới lành sẹo, tạo thành vẩy và bong. Mọi dấu hiệu này có thể kèm với sốt, đau lưng, nhức đầu và đau bụng. Các dấu hiệu cũng giống nhau ở nam nữ và phụ nữ có thai hay không.

Khi nào cần gặp ngay thầy thuốc? Khi có đợt bùng phát mới, khi có các tổn thương đau, dễ kích thích hay khi chỉ khó chịu ở cơ quan sinh dục.

Giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sau khi sinh

Vài tháng đầu sau khi sinh, trẻ rất dễ bị bệnh vì hệ miễn dịch còn non trẻ, chưa có khả năng chống lại một số bệnh, ở giai đoạn này, lây nhiễm virut mụn rộp có thể xảy ra khi người lớn bị chốc mép hôn hít trẻ và hậu quả có thể nghiêm trọng với trẻ. Trong khi tiền sử ở bố mẹ có mắc bệnh mụn rộp, cần báo cho thầy thuốc để có các biện pháp phòng ngừa đặc biệt cho trẻ.

Vệ sinh cho trẻ cần được tăng cường:

Tiếp xúc với trẻ phải rửa tay sạch, khăn, tã của trẻ phải để riêng. Tuyệt đối không hôn hít trẻ khi có chốc mép. Gặp thầy thuốc ngay khi trẻ có những mụn nước trong trên da, khi mắt trẻ đỏ và khóc nhiều, bỏ bú, ngủ cả khi tắm hay khi ăn, dễ kích thích... Có khi sốt kéo dài và co giật.

BS. Xuân Anh

Bạn quan tâm

Có thể bạn quan tâm

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO nặng do cao huyết áp, anh Sơn đã lấy lại sức khỏe nhờ cách không thể đơn giản hơn!Nhờ biết cách này tôi đã hết SỎI MẬT mà không cần vào viện lần nữaTÓC BẠC 10 năm trở thành tóc đen, giải quyết vấn đề tận gốc40 tuổi bị THẬN HƯ khuyên người trẻ ít làm điều này tránh hối hận khi về già

Loading...

Bình luận

Bình luận của bạn về bài viết Bệnh mụn rộp sinh dục và thai nghén

tin khác

Một số bài thuốc trị lao xương khớp

Ăn cho dáng đẹp

nội soi,răng sứ,răng giả

Hi hữu 4 chiếc răng sứ "chui" vào phế quản cụ ông 90 tuổi khi đang lắp răng

dị ứng sữa,tuyệt chiêu,uống sữa,tiêu chảy do sữa

Mách bạn 7 tuyệt chiêu ngừa tiêu chảy do dị ứng sữa

Ăn trứng vào buổi sáng tốt cho sức khỏe toàn diệnTrung Thu: thời tiết thuận lợi cho việc ngắm TrăngChăm sóc cơ thể lúc mới dậy thì6 bài rượu xoa bóp chữa đau mỏi gân xươngNhững lưu ý khi bổ sung vitamin

Nộm bưởi cho ngày bớt hanh haoBí quyết giúp gia tăng hương vị tình yêu“Tinh binh” có tốt như chị em đồn đoán?Thoát khỏi nỗi lo chi phí khi sinh con"Chúng tôi sẽ cung cấp cho Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực nhiều thuốc điều trị bệnh với giá hợp lý"

Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com

.head_tanga{color:#fff;padding:0} .head_tanga a{color:#fff;font-family:`robotoB`;font-size:13px} .border_tanga{border:none} .border_tanga .list_news_300 li{padding:3px 0} .border_tanga .list_news_300 li.first{padding-bottom:5px;margin-bottom:5px;font-size:12px;} .border_tanga .list_news_300 li.first .thumb120x90{float: left; width: 100px; height: 60px; margin-right: 10px;} .border_tanga .list_news_300 li.first .thumb120x90 img{object-fit:cover;height:100%;width:100%} .border_tanga .list_news_300 li.first .title_list_news_300{margin-bottom:5px;display:block;margin-top:0;color:#6db2dd;font-family:`roboto`} .border_tanga .list_news_300 li.first:after{display:table;clear:both;content:``} .border_tanga .list_news_300 li:last-child{margin-bottom:0;padding-bottom:0;} .bottom_partner{display:flex;align-items:center;justify-content:flex-end;padding:0;color:#999;font-style:italic;border-top:1px solid #ccc;background:#f2f2f2} .bottom_partner img{margin-left:7px}

7 cách thoát khỏi chóng mặt nhờ giảm stressChữa chóng mặt nhờ phương pháp massage kiểu ẤnĐừng chủ quan với cơn chóng mặt

Sản phụ khoa

Món ăn cho bà bầu bị phù thũng

Phụ nữ có thai bị viêm họng dùng thuốc thế nào?

7 thực phẩm bà bầu nên tránh xa

Cần làm gì khi muốn mang thai?

Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh

Tra cứu sức khỏe

Sức khỏe người lớn

Sức khỏe trẻ em

Sơ cứu

Sức khoẻ tâm thần

Ẩm thực và dinh dưỡng

Sức khỏe và môi trường

Các biện pháp tránh thai

Sức khoẻ sinh sản và tình dục

Các thuật ngữ

Tìm hiểu cơ thể người

Dược

Thẩm mỹ

Trang phục

Rèn luyện

Ngôi nhà an toàn

Giải thích các xét nghiệm

Khám sức khỏe

Dinh dưỡng phòng chống ung thư

.head_unang{background:#1a5493;color:#fff;} .head_unang a{color:#fff;font-family:`robotoB`;font-size:13px} .border_unang{border:1px solid #458a37} .border_unang .list_news_300 li{padding:3px 0} .border_unang .list_news_300 li.first{padding-bottom:5px;margin-bottom:5px;font-size:12px;} .border_unang .list_news_300 li.first .thumb120x90{float: left; width: 110px; height: 80px; margin-right: 10px;} .border_unang .list_news_300 li.first .thumb120x90 img{object-fit:cover;height:100%} .border_unang .list_news_300 li.first .title_list_news_300{margin-bottom:5px;display:block;margin-top:0} .border_unang .list_news_300 li.first:after{display:table;clear:both;content:``} .border_unang .list_news_300 li:last-child{margin-bottom:0;padding-bottom:0;}

CẨM NANG BẢO VỆ SỨC KHỎE

6 sai lầm thường gặp của mẹ Việt khi tắm cho trẻ sơ sinh Bất cứ một sơ sẩy nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến bé trong những ngày đầu đời. Thế nhưng có không ít mẹ Việt đang “hàng ngày” mắc phải những sai lầm thường gặp khi tắm cho con, gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ... “Chặn đứng” bệnh tim mạch ngay từ bây giờ bằng các xét nghiệm cơ bản Mách mẹ 6 cách sinh thường không đau

Đo chỉ số BMI

Tin thể thaokết quả bóng đá

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Trần Danh Cường,Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương,Bổ nhiệm PGS.TS Trần Danh Cường,Bộ Y tế,Bộ trưởng Bộ Y tế,Vũ Bá QuyếtBộ Y tế bổ nhiệm PGS.TS Trần Danh Cường giữ chức Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TWSKĐS - Theo quyết định của Bộ Y tế, PGS.TS Trần Danh Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện từ ngày 1/10/2018Phụ huynh bức xúc con tử vong, BV Chợ Rẫy khẳng định không điều trị saiChuyên gia bày cách hết ngứa ngáy do bệnh viêm da cơ địaNhững bộ lạc sở hữu khả năng kỳ lạ về sức khỏeNhững “tiết lộ” bất ngờ về tuyến tụy trong cơ thể con người

TRANG CHỦTIN THEO NGÀYTIN 24H QUA

Đặt SKĐS làm trang chủRSS

Văn hóaVui cườiẢnh m nhạcĐiện ảnhMỹ thuậtSân khấuSự hy sinh thầm lặngThể thaoVăn họcVượt qua bệnh tậtY học 360Bác sĩ trả lờiBệnh chuyên khoaBệnh người cao tuổiBệnh thường gặpMở rộng tầm nhìnTin y dượcBệnh mạn tínhCa bệnh đặc biệtThời sựBạn đọcThời luận - Lai raiChính trịKinh tế - xã hộiPháp luậtPhóng sựVăn bản - chính sáchY tếCác mẹ cần biếtDạy trẻPhòng bệnhSản phụ khoaThầy thuốc tư vấnCảnh giác thuốcDùng thuốc nên biếtViên thuốc tự sựSức khỏe cho mọi ngườiY học cổ truyềnBài thuốc dân gianCây thuốc quanh taGiới tínhBệnh lây truyền Món ăn – Bài thuốcNam họcPhòng theTâm sựKhỏe đẹp ++Mỹ phẩmThẩm mỹThời trangQuốc tếẢnhBình luậnTin tứcThế giới đó đâyPhòng mạch OnlineNhịp cầu nhân áiDinh dưỡngGóc chuyên giaHiến - ghép tạngCamera bệnh việnVideoTin thể thaokết quả bóng đá

Tổng biên tập: TTND.BS.Trần Sĩ Tuấn

Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế

Giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông - số 90/GP-BTTTT ngày 23/02/2016

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Địa chỉ: 138A Giảng Võ - Hà Nội

Điện thoại: (024) 3 846 1042 - Fax: (024) 3 844 3144

Số tài khoản: 116000000 237; Tài khoản USD: 118000202194

Ngân hàng TMCP Công Thương VN - Chi nhánh Ba Đình

MST: 0100108631

Cơ quan đại diện phía Nam: 213 Điện Biên Phủ, Q.3. TP.HCM – ĐT: (028) 3 822 9942

Fax: (84.28) 3 823 7593 - Email:skds@saigonnet.vn

Liên hệ nội dungbandientuskds@gmail.com

Đường dây nóng tiếp nhận các thông tin tố cáo tiêu cực: 0901727659

Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com

Liên hệ Quảng Cáo báo điện tửIMPACT MEDIA

Hotline: 0933 133 163

Skype:HongThuy.Tiffany - Email:QuangCao.SucKhoeDoiSong@gmail.com

Địa chỉ: Phòng 2515, tầng 25, Tòa nhà Euro Window, 27 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Liên hệ Quảng Cáo trên báo giấy 111B Núi Trúc- Ba Đình- Hà Nội.

Fax: 024.37365634 - Hotline: 0913321467 - Email:quangcaosk@gmail.com

Báo giá quảng cáo báo giấy:Click vào đây để download báo giá

Liên hệ đặt báo giấy Sức khỏe & Đời sống 090 4969511

.stickyleft{width:120px; height:300px; position:fixed; top:5%;}

.stickyright{width:120px; height:300px; position:fixed; top:5%;}